Dịch vụ xử lý nhiệt

Nhiệt luyện thép là quá trình nâng thép đến nhiệt độ xác định sau đó giữ nhiệt trong một khoảng thời gian thích hợp với tốc độ đã được tính toán để nhận được sản phẩm có cơ lý tính theo yêu cầu (tăng độ cứng, độ chịu mài mòn của thép)

Nhiệt luyện được chia thành 2 loại:

  • Nhiệt luyện thông thường: Đây là loại nhiệt luyện thường gặp, phương pháp đơn thuần tác động nhiệt độ để làm biến đổi tính chất của thép (như ủ,thường hóa, ram,..)
  • Hóa nhiệt luyện: Là nhiệt luyện nhưng có kèm theo thay đổi về thành phần hóa học trên bề mặt vật liệu và tiếp tục đơn hoặc đa nguyên tố cacbon, Nito

a. Tôi chân không

Tôi chân không (Vacuum Quenching) là phương pháp nhiệt luyện thép trong môi trường Nito, trong quá trình xử lý khí oxi sẽ được đẩy ra. Vì vậy sẽ không có quá trình oxi hóa trong quá trình nhiệt luyện

Nhiệt độ tôi chân không từ 1000°C đến 1200°C , phương pháp nhiệt tôi chân không được áp dụng để xử lý các loại thép đặc chủng: SKD11, SKD61,…

Đặc tính của phương pháp nhiệt chân không: Làm tăng độ bền sản phẩm, đảm bảo tính chính xác kích thước sản phẩm sau khi nhiệt luyện.

b. Thấm Cacbon

Xử lý tôi thấm cacbon (carburizing) là phương pháp xử lý cho sản phẩm vật liệu thép vào trong lò có môi trường bao khí với thành phần chính Co, N2H2 được cấp thêm khí enrich, nâng nhiệt đạt nhiệt độ khoảng trên dưới 900°C, cho cacbon thấm vào bề mặ vật liệu, sau đó tiến hành tôi làm cứng hóa sản phẩm.

 Vật liệu thép hợp kim hàm lượng cacbon thấp, thép cacbon thấp có tính gia công tốt được gia công cơ khí để tạo thành hình dáng sản phẩm mong muốn, sau khi xử lý tôi thấm cacbon sẽ hình thành trên bề mặt sản phẩm tầng cứng hóa cacbon.

Hơn nữa, tổ chức phần lõi của sản phẩm xử lý nhiệt vẫn mềm dẻo, tổng thể sản phẩm có tính dẻo dai tốt đảm bảo độ cứng chịu va đập, đồng thời bề mặt sản phẩm lại có độ cứng cao, nhờ đó sản phẩm chịu mài mòn tốt, chịu được cường độ làm việc cao. Khác với thông thường, sản phẩm xử lý thấm cacbon có cả hai đặc tính trái ngược nhau bề mặt cứng nhưng lõi thép dẻo dai.

Tùy theo chương trình xử lý, mức độ thấm của vật liệu, chiều sâu thấm hiệu quả (case depth effective) trung bình trong khoảng 0.3 – 0.2 mm/HV513 (HV550)

c. Thấm nito

Xử lý thấm nito thể khí (Nitriding) là phương pháp xử lý cho sản phẩm vào trong lò có môi trường khí hỗn hợp gồm NH3, N2, CO2, nâng nhiệt độ đạt 530-600°C, tiến hành thấm cacbon bằng thành phần C phân giải từ CO2, khiến hình thành trên bề mặt sản phẩm lớp phủ (lớp trắng – compound layer) có tầng sâu thấm 5 – 20 µm tạo bởi do cacbon hóa của sắt.

 Lớp thấm được hình thành mật thiết có độ cứng cao và chịu lực tốt, nâng cao tính chịu mài mòn của bề mặt sản phẩm. Hơn nữa, do bề mặt được bao phủ bởi tầng thấm sâu giúp nâng cao tính chống ăn mòn. Độ cứng bề mặt đạt được phụ thuộc vào chủng loại thép, với vật liệu thép thông thường độ cứng bề mặt đạt HV400-600, độ cứng có thể đạt được cao nhất khoảng 900HV.

d. Ram

Ram (Tempering) là một phương pháp nhiệt luyện thép bao gồm quá trình nung nóng chi tiết đã tôi đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn, sau đó giữ nhiệt một thời gian cần thiết để martensite và austenite dư phân hóa thành các tổ chức thích hợp rồi làm nguội. Ram là quá trình tiếp theo sau khi tôi để điều chỉnh (giảm) độ cứng sau của thép.